1. Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 01 (Ký hiệu: TĐGVN 01)
Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 01 “Những quy tắc đạo đức hành nghề thẩm định giá’
được Ban hành kèm theo Thông tư số 158/2014/TT-BTC ngày 27 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính.
Nội dung tiêu chuẩn:
Thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá phải tôn trọng và chấp hành đúng quy định của Luật
Giá, các văn bản hướng dẫn và các quy định khác của pháp luật có liên quan trong quá trình hành
nghề thẩm định giá.
Thẩm định viên phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, khách quan khi tiến
hành thẩm định giá, đáp ứng các tiêu chuẩn của thẩm định viên về giá quy định tại Luật Giá và các
văn bản hướng dẫn.
Thẩm định viên ký báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật, trước người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp
thẩm định giá về kết quả thẩm định giá.
Người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp thẩm định giá chịu
trách nhiệm cuối cùng về tính đúng đắn, trung thực, khách quan của kết quả thẩm định giá trước
pháp luật, khách hàng và bên thứ ba có liên quan do khách hàng thẩm định giá xác định và được
doanh nghiệp thẩm định giá thống nhất ghi trong hợp đồng thẩm định giá.
Các tiêu chuẩn đạo đức và trình độ chuyên môn nghề nghiệp thẩm định giá gồm:
Độc lập;
Chính trực;
Khách quan;
Bảo mật;
Công khai, minh bạch;
Năng lực chuyên môn và tính thận trọng;
Tư cách nghề nghiệp;
Tuân thủ tiêu chuẩn chuyên môn.
2. Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 02 (Ký hiệu: TĐGVN 02)
Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 02 “Giá thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá’ được Ban
hành kèm theo Thông tư số 158/2014/TT-BTC ngày 27 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính.
Nội dung tiêu chuẩn:
Cơ sở giá trị tài sản có thể là cơ sở giá trị thị trường hoặc cơ sở giá trị phi thị trường. Giá trị tài sản
được ước tính trên cơ sở giá trị thị trường là giá trị thị trường và được xác định bằng các cách tiếp
cận theo quy định của hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.
Giá trị thị trường là mức giá ước tính của tài sản tại thời điểm, địa điểm thẩm định giá, giữa một bên
là người mua sẵn sàng mua và một bên là người bán sẵn sàng bán, trong một giao dịch khách quan, độc lập, có đủ thông tin, các bên tham gia hành động một cách có hiểu biết, thận trọng và không bị ép buộc. Giá trị thị trường thể hiện mức giá hình thành trên thị trường công khai và cạnh tranh. Thị trường này có thể là thị trường trong nước hoặc thị trường quốc tế, có thể bao gồm nhiều người mua, người bán hoặc bao gồm một số lượng hạn chế người mua, người bán.
Trường hợp có sự hạn chế đối với việc xác định giá trị thị trường của tài sản (thông tin, dữ liệu trên
thị trường, điều kiện thẩm định giá hoặc các hạn chế khác), thẩm định viên nêu rõ nguyên nhân, biện pháp khắc phục (nếu có) và thể hiện mức độ ảnh hưởng đến kết quả thẩm định giá do sự hạn chế này trong báo cáo kết quả thẩm định giá.
3. Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 03 (Ký hiệu: TĐGVN 03)
Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 03 “Giá thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá’ được Ban
hành kèm theo Thông tư số 158/2014/TT-BTC ngày 27 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính.Cơ sở giá trị tài sản có thể là cơ sở giá trị thị trường hoặc cơ sở giá trị phi thị trường. Giá trị tài sản được ước tính trên cơ sở giá trị phi thị trường là giá trị phi thị trường và được xác định bằng các cách tiếp cận theo quy định của hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam. Giá trị phi thị trường là mức giá ước tính của một tài sản tại thời điểm, địa điểm thẩm định giá, không phản ánh giá trị thị trường mà căn cứ vào đặc điểm kinh tế – kỹ thuật, chức năng, công dụng của tài sản, những lợi ích mà tài sản mang lại trong quá trình sử dụng, giá trị đối với một số người mua đặc
biệt, giá trị khi giao dịch trong điều kiện hạn chế, giá trị đối với một số mục đích thẩm định giá đặc
biệt và các giá trị không phản ánh giá trị thị trường khác. Giá trị phi thị trường bao gồm: giá trị tài sản bắt buộc phải bán, giá trị đặc biệt, giá trị đầu tư, giá trị để tính thuế hoặc các giá trị khác. Khi áp dụng cơ sở giá trị phi thị trường, thẩm định viên cần nêu tên của loại giá trị phi thị trường cụ thể được áp dụng và đưa ra các căn cứ, lập luận cụ thể, bao gồm:
-Đặc điểm đặc biệt của tài sản thẩm định giá;
-Người mua, nhà đầu tư đặc biệt;
-Giao dịch trong thị trường hạn chế, bắt buộc phải bán;
-Giá trị theo những mục đích đặc biệt như mục đích tính thuế.
4. Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 04 (Ký hiệu: TĐGVN 04)
Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 04 “Những nguyên tắc kinh tế chi phối hoạt động thẩm định
giá” được Ban hành kèm theo Thông tư số 158/2014/TT-BTC ngày 27 tháng 10 năm 2014 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính.
Nội dung tiêu chuẩn
Giá trị của tài sản được hình thành bởi sự tác động của nhiều yếu tố như giá trị sử dụng, sự khan
hiếm, nhu cầu có khả năng thanh toán. Khi tiến hành thẩm định giá, thẩm định viên cần nghiên cứu,
vận dụng các nguyên tắc cơ bản dưới đây để phân tích, đánh giá các yếu tố tác động đến quá trình
hình thành giá trị của tài sản, từ đó đưa ra kết luận về giá trị của tài sản.
Hiện nay có 11 Nguyên tắc kinh tế chi phối hoạt động thẩm định giá:
-Nguyên tắc sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất
-Nguyên tắc cung – cầu
-Nguyên tắc thay đổi
-Nguyên tắc thay thế
-Nguyên tắc cân bằng
-Nguyên tắc thu nhập tăng hoặc giảm
-Nguyên tắc phân phối thu nhập
-Nguyên tắc đóng góp
-Nguyên tắc phù hợp
-Nguyên tắc cạnh tranh
-Nguyên tắc dự tính lợi ích tương lai