Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội…đặc biệt là uy tín về môi trường đầu tư đối với các nhà đầu tư quốc tế. Khi bước vào nền kinh tế thì trường, khái niệm thẩm định giá, định giá tài sản đã trở nên quen thuộc với các doanh nghiệp, doanh nhân cũng như những ai đang hoạt động trong ngành kinh tế.
Trong phạm trù kinh tế, bất kỳ một tài sản nào từ: lô đất, nhà xưởng, tàu bè, ô tô…cho đến các tài sản vô hình như: thương hiệu, giấy phép đầu tư, mô hình quản lý, quyền sở hữu trí tuệ…đều được định giá thành những giá trị cụ thể là tiền. Trong đó các tài sản thuộc đối tượng Động sản đã trở thành đối tượng thẩm định giá phổ biến hiện nay.
Động sản là gì?
Theo khoản 2, điều 174 bộ Luật Dân sự năm 2005 có ghi rõ: “Động sản là tài sản không phải là bất động sản”. Vậy trước khi hiểu động sản là gì, chúng ta cần biết bất động sản là gì và từ đó loại trừ ra các tài sản thuộc bất động sản thì còn lại là động sản. Theo quy định tại Điều 107 của Bộ Luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015, bất động sản bao gồm: Đất đai; Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; Các tài sản khác do pháp luật qui định. Như vậy có thể hiểu khái quát: bất động sản bao gồm đất đai và những tài sản gắn liền với đất đai, không tách rời với đất đai, được xác định bởi vị trí địa lý của đất.
Từ đó ta có thể hiểu Động sản là bất kỳ những tài sản nào đáp ứng tiêu chí là có thể di chuyển, di rời được, bao gồm:
- Máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ;
- Nhà xưởng, thiết bị chuyên dùng, vật tư;
- Phương tiện giao thông vận tải;
- Các hàng hóa, dịch vụ khác…
Thẩm định giá động sản là gì?
Khái niệm thẩm định giá động sản được mở rộng từ khái niệm về thẩm định giá tài sản nói chung. Thẩm định giá là việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị tài sản phù hợp với thị trường tại một thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế. Từ đó, thẩm định giá Động sản được hiểu là sự ước tính về giá trị của các quyền sở hữu tài sản cụ thể bằng hình thức tiền tệ cho một mục đích đã được xác định rõ trong những điều kiện của một thị trường nhất định với những phương pháp phù hợp.
Trong đó, tùy theo các trường hợp và mục đích thẩm định cụ thể, việc xác định giá trị thị trường và giá trị phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá động sản. Cá nhân, cơ quan làm công việc thẩm định giá chính là đơn vị độc lập có khả năng xác định chính xác giá trị của tài sản dựa trên những quy định và phương pháp phù hợp.
Thẩm định giá Động sản bao gồm
- Tài sản chưa qua sử dụng (mua sắm mới).
- Tài sản đã qua sử dụng: Tài sản đã qua sử dụng là loại tài sản không còn đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng theo quy định ban đầu của nhà sản xuất do quá trình độ bảo quản hoặc đã tiến hành vận hành, chạy thử
Với đặc thù chung của các tài sản động sản là chất lượng còn lại không đồng đều, các chi tiết, bộ phận đã bị thay đổi, sửa chữa, nâng cấp cho phù hợp với mục đích sử dụng thì việc xác định các yếu tố như đặc điểm tài sản, năng lực sản xuất, điều kiện sản xuất, chế độ bảo quản, bảo dưỡng…sẽ làm căn cứ cho cá nhân, tổ chức làm thẩm định giá có thể lựa chọn cơ sở thẩm định, phương pháp, nguyên tắc thẩm định phù hợp.
Trong đó, giá trị của tài sản đã qua sử dụng có thể được sử dụng 1 trong 2 cơ sở thẩm định đó là cơ sở giá trị thị trường và cơ sở giá trị phi thị trường tuỳ theo mức độ thông dụng, tỷ lệ chất lượng còn lại của tài sản cần thẩm định giá và mục đích thẩm định.
- Tài sản không còn giá trị sử dụng
Khi tài sản không còn giá trị sử dụng thì mức giá trị còn lại được gọi là giá trị thanh lý. Hay nói cách khách, giá trị thanh lý là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữu ích của tài sản sau khi trừ chi phí thanh lý ước tính.
Việc thẩm định giá tài sản động sản khi không còn giá trị sử dụng cho mục đích sử dụng chính là công việc phức tạp và tỉ mỉ do việc chia tách, phân loại các thành phần cấu tạo nên tài sản đó, ước tính trọng lượng khi không đủ điều kiện cân, đong đo, đếm, chạy thử cụ thể cho từng tài sản. Ngoài ra việc có thể hoặc không thể xác định chính xác việc tận dụng được những thành phần, chi tiết tài sản thanh lý vẫn còn dùng được vì trong thực tế không đều nhau cũng gây ra khó khăn cho việc xác định giá trị tài sản.
Mục đích của thẩm định giá động sản
Tùy vào mỗi nhu cầu của chủ thể cần thẩm định giá thì các mục đích thẩm định giá lại khách nhau, nhưng nhìn chung bao gồm các mục đích sau:
- Thế chấp tài sản, bảo lãnh tín dụng;
- Mua bán, chuyển nhượng, góp vốn liên doanh;
- Thành lập doanh nghiệp, cổ phần hóa doanh nghiệp;
- Xử lý nợ, giải thể doanh nghiệp;
- Đền bù, bảo hiểm, khiếu nại;
- Hoạch toán kế toán, tính thuế ;
- Tư vấn và lập dự án đầu tư;
- Các mục đích khác;
Phương pháp thẩm định giá Động sản
Cũng giống như phương pháp thẩm định các đối tượng tài sản khác như: bất động sản, doanh nghiệp, dự án đầu tư, tài nguyên thiên nhiên… Các phương pháp thẩm định giá động sản bao gồm:
a. Phương pháp so sánh/so sánh trực tiếp
Phương pháp so sánh trực tiếp là phương pháp ước tính giá trị thị trường của tài sản dựa trên cơ sở phân tích mức giá của các tài sản tương tự dùng để so sánh với tài sản cần thẩm định giá đã giao dịch thành công hoặc đang mua-bán thực tế trên thị trường vào thời điểm thẩm định giá để ước tính giá trị thị trường của tài sản cần thẩm định giá.
Tài sản tương tự với tài sản cần thẩm định giá có đặc điểm cơ bản sau:
- Có đặc điểm vật chất giống nhau.
- Có các thông số kinh tế, kỹ thuật cơ bản tương đồng.
- Có cùng chức năng, mục đích sử dụng.
- Có chất lượng tương đương nhau.
- Có thể thay thế cho nhau trong sử dụng.
b. Phương pháp chi phí giảm giá
Là phương pháp thẩm định giá dựa trên cơ sở chi phí tạo ra một tài sản tương đương với tài sản cần thẩm định giá trừ hao mòn thực tế của tài sản cần thẩm định giá (nếu có) để ước tính giá trị của tài sản cần thẩm định giá. Yêu cầu đối với phương pháp chi phí giảm giá là thẩm định viên phải thông thạo kỹ thuật và phải có đủ kinh nghiệm mới có thể áp dụng phương pháp này, cụ thể:
- Xác định được chi phí hiện tại để tạo ra tài sản tương tự với tài sản cần thẩm định giátại thời điểm thẩm định.
- Xác định được khấu hao tích luỹ đối với máy, thiết bị cần thẩm định giá.
c. Phương pháp đầu tư
d. Phương pháp thặng dư
e. Phương pháp lợi nhuận và các phương pháp khác…
Hồ sơ thẩm định giá Động sản
- Giấy yêu cầu thẩm định giá (theo mẫu)
- Danh mục tài sản, hợp đồng kinh tế mua bán,… (đối với máy móc thiết bị)
- Giấy chứng nhận đăng ký, sổ đăng kiểm,…(đối với xe).
- Giấy chứng nhận đăng ký, phương tiện thủy nội địa, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật,…(đối với tàu).
- Xuất xứ hàng hoá: nước sản xuất, năm sản xuất;
- Hợp đồng thương mại, tờ khai hải quan,…(đối với tài sản nhập khẩu).
Sử dụng dịch vụ thẩm định giá Hoàng Quân, khách hàng sẽ được hướng dẫn chi tiết trong việc xây dựng hồ sơ thẩm định theo từng đối tượng tài sản cụ thể.